Hỗ trợ trực tuyến
-
Hotline:
ĐT/Zalo: 0789 164 164 -
Hà Nội:
ĐT/ Zalo về Sâm Lai Châu: 0915 265 004 -
ĐT/Zalo về Đặc sản Tây Bắc: 0911 678 125, 0911 586 125
-
Hồ Chí Minh:
ĐT/ Zalo: 0979 265 319
Sản phẩm nổi bật
-
Mật Ong Rừng...Giá: 200.000đ
-
Tam thất hoang...Giá: 2.200.000đ
VIDEO
Sâm Lai Châu sở hữu nguồn gen và hoạt chất quý hiếm
14/12/2023 09:30
Sâm Lai Châu: “Quốc bảo” Việt Nam
Sâm Lai Châu được đánh giá là sản vật quý hàng đầu của Việt Nam. Năm 2020, tỉnh Lai Châu đã phê duyệt Đề án phát triển một số cây dược liệu giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn 2030 trên địa bàn tỉnh, trong đó có cây sâm.
Sở dĩ, sâm Lai Châu được tôn vinh, phát triển như vậy vì công dụng nổi trội so với nhiều dòng sâm khác tại Việt Nam và trên thế giới. Cụ thể, so với các giống sâm trong nước, Sâm Lai Châu cũng được minh chứng là sở hữu công dụng quý giá. Tại lễ khai mạc Hội chợ Sâm Lai Châu năm 2022, tiềm năng, giá trị của sâm Lai Châu, sâm Ngọc Linh và một số loại sâm quý khác ở nước ta đã được khẳng định.
Sâm Lai Châu cũng được đánh giá rất cao so với sâm Hàn Quốc. Về đặc điểm ngoại hình, hai giống sâm này khá dễ phân biệt với nhau do sự khác biệt rõ rệt về hình dáng.
Sâm Lai Châu có thân củ với các mắt đốt so le nhau, lá tròn, hai mặt lá có lông, hạt có 1 chấm đen, có củ mọc thành nhiều nhánh. Hình dáng của quả Sâm giống quả thận, khi chín có màu hồng hay màu cam hoặc vàng. Trong khi đó, sâm Hàn Quốc có rễ chia 3 phần, thân rễ có nhiều thịt, giống phần đầu và thân của con người nên thường gọi là nhân sâm. Lá sâm Hàn Quốc mọc vòng, có cuống dài.
Xét về công dụng, Sâm Lai Châu thậm chí nổi trội so với sâm Hàn Quốc. Sản vật Việt Nam chứa lượng hoạt chất quý giá cao gấp đôi sâm Hàn Quốc, tới 52 saponin so với 26 saponin thường thấy của sâm Hàn Quốc, trong đó, hoạt chất MR2 và Saponin chiếm tới 21,34% (80%).
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hoạt chất MR2 chiếm tới 50% saponin toàn phần có tác dụng mạnh trong việc ức chế tế bào ung thư và ngăn ngừa sự lão hoá của tế bào. Tất cả bộ phận của cây đều có thể dùng làm thuốc. Thân rễ dùng làm thuốc bổ, cầm máu, tăng cường sinh lực, chống stress. Lá, nụ hoa dùng làm trà uống giúp kích thích tiêu hoá, an thần.
Đều là hai giống sâm quý, tuy nhiên, nếu như sâm Hàn Quốc được trồng đại trà, được bảo tồn, phát triển và phát huy tối ưu công dụng, sâm Lai Châu chưa được phát triển tương xứng với giá trị.
Nghiên cứu, tối ưu công dụng Sâm Lai Châu trong sản phẩm
Thực tế cho thấy, mặc dù được nhà nước quan tâm, tỉnh Lai Châu kêu gọi, thu hút đầu tư, phát triển, sâm Lai Châu vẫn bị khai thác tự phát nhiều, chưa hình thành khu sản xuất tập trung, chưa ứng dụng khoa học, công nghệ để trồng sâm bền vững. Sâm Lai Châu thậm chí còn có nguy cơ cạn kiệt vì bị khai thác quá đà và còn từng bị thương lái Trung Quốc thu mua ồ ạt.
Với khao khát phát triển, bảo tồn cây dược liệu quý Việt Nam, đưa Sâm Lai Châu vươn tầm giá trị, thương hiệu Cỏ Mềm đã công bố chính thức dự án đầu tư nghiên cứu và phát triển vùng trồng sâm Lai Châu nhằm mang “quốc bảo” thiên nhiên này tới gần hơn, phục vụ và chăm sóc cho người tiêu dùng Việt.
Vùng trồng được đặt tại độ cao 1.700 m ở Lai Châu, nơi có nhiệt độ ôn hòa lý tưởng, độ ẩm cao từ 70% trở lên. Thương hiệu sử dụng công nghệ nhà màng quy mô lớn đầu tiên tại Việt Nam để trồng sâm, cho năng suất cao hơn, tối ưu chi phí. Nhờ đó, chất lượng cây sâm đồng đều, ổn định, đảm bảo hàm lượng hoạt chất cao, khai thác bền vững. Về sinh kế, việc phát triển sâm Lai Châu góp phần hướng tới mục tiêu quốc gia là xóa đói giảm nghèo bền vững, tạo thêm cơ hội công việc và thu nhập cho người dân.
Trên hành trình phát triển, tối ưu công dụng Sâm Lai Châu, để cây sâm xứng đáng với danh xưng “quốc bảo”, thậm chí vươn tầm thế giới, Cỏ Mềm đã nghiên cứu và phát triển bộ Chăm sóc da ngừa lão hoá sâm 1700 với công dụng ngăn ngừa lão hóa da, cải thiện các dấu hiệu tuổi tác như da xỉn màu, đốm nâu, nếp nhăn, giúp làm sáng da và phục hồi da vượt trội.